Ngành Công nghệ thông tin: Có cần sự sáng tạo?
Lượt xem: 747Len lỏi vào mọi ngành nghề, công nghệ thông tin trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Điều này dẫn đến “cơn khát” nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin, cả về chất và lượng.
Ngành công nghệ thông tin học gì?
Công nghệ thông tin là ngành học sử dụng hệ thống máy tính, phần mềm, mạng Internet cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.
Ngành Công nghệ thông tin được chia thành rất nhiều chuyên ngành. Tại Đại học Gia Định (GDU), ngành Công nghệ thông tin bao gồm 04 chuyên ngành:
- An toàn thông tin mạng
- Đồ họa kỹ thuật số
- Lập trình kết nối vạn vật – IoT
- Khai thác dữ liệu lớn
Sinh viên Công nghệ thông tin sẽ được tiếp cận các kiến thức liên quan đến nghiên cứu, phát triển và ứng dụng hệ thống phần mềm; các kiến thức về thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo trì phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính.
Tùy từng chuyên ngành mà sinh viên sẽ được học những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực đó. Đơn cử như với chuyên ngành Đồ họa kỹ thuật số, sinh viên sẽ được học các môn liên quan đến thiết kế đồ họa game 2D, thiết kế ảnh, xử lý ảnh Photoshop, thiết kế giao diện website, thiết kế poster, brochure, kỹ xảo phim ảnh, …
Xem chi tiết chương trình đào tạo tại Đại học Gia Định đối với ngành Công nghệ thông tin tại: Khung chương trình đào tạo ngành Công nghệ thông tin (cimyr.com)
Học Công nghệ thông tin có cần sự sáng tạo?
Là ngành học đặc thù, vì vậy để theo đuổi ngành Công nghệ thông tin, sinh viên cần đam mê, yêu thích về máy tính, công nghệ, nhanh nhạy, tích cực cập nhật kiến thức mới. Ngành học này cũng cần nhiều nỗ lực và sự kiên trì, chịu được áp lực cao vì khối lượng công việc lớn. Tiếng Anh cũng là một khả năng cần thiết đối với sinh viên ngành này vì đa phần các tài liệu tham khảo đều là tiếng Anh.
Là ngành học thiên về kỹ thuật tuy nhiên một khối óc sáng tạo giúp sinh viên IT tạo ra những sản phẩm mang tính đột phá. Nếu như những “ông trùm” công nghệ như Mark Zuckerberg, Steve Jobs không liên tục đổi mới thì những sản phẩm của họ sẽ không có sự mới lạ và nổi bật giữa thị trường đa dạng các sản phẩm, ứng dụng công nghệ như hiện nay. Tất cả đều phải có sự sáng tạo, suy nghĩ logic trong việc phát triển công nghệ. Không chỉ các ngành nghệ thuật mới cần những sáng tạo.
Với vốn kiến thức và khả năng sáng tạo, sinh viên IT có thể phân tích vấn đề nhanh chóng, tìm ra giải pháp hữu hiệu để giảm chi phí, thời gian và mang lại hiệu quả cao.
Được “săn đón” khi còn ngồi trên ghế nhà trường
Theo thống kê của Bộ Thông tin - Truyền thông, nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin tăng 13% mỗi năm. Với hướng quy hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2025, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Sinh viên IT sau khi ra trường có thể trở thành lập trình viên, trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin. Ngoài ra, sinh viên có thể công tác trong lĩnh vực kiểm duyệt chất lượng phần mềm, phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính, trở thành hoặc tham gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin. Nếu yêu thích việc đào tạo, bạn có thể giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở giáo dục.
“Xuyên suốt thời gian giảng dạy hơn 20 năm, các bạn sinh viên trong khoa Công nghệ Thông tin đạt được kết quả học tập tốt và cơ hội nghề nghiệp rộng mở. Tuy chương trình học tương đối nặng và kiến thức còn khá mới mẻ, các bạn sinh viên chỉ cần có đam mê, ý chí quyết tâm và vạch ra lộ trình học tập rõ ràng thì sẽ thành công và đạt mục tiêu như kỳ vọng", TS Lê Mạnh Hải - Trưởng khoa Công nghệ Thông tin các nhà cái uy tín nhất hiện nay cho biết.
48 ngành/chuyên ngành được đào tạo tại GDU
Để trở thành sinh viên ngành CNTT tại GDU, thí sinh có thể:
1. Xét tuyển trực tuyến tại: //xettuyen.cimyr.com/dang-ky-ho-so-xet-tuyen-theo-dot.html
2. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến địa chỉ Trường: Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông, 371 Nguyễn Kiệm, P.3, G.Gò Vấp, TP.HCM. |
Mỹ Ngọc