các nhà cái uy tín nhất hiện nay - App game đổi thưởng uy tín

Kỹ thuật phần mềm - Kết nối vạn vật toàn cầu 

Kỹ thuật phần mềm - Kết nối vạn vật toàn cầu 

Lượt xem: 760

    Việc xây dựng và phát triển những ứng dụng, phần mềm chính là công việc quen thuộc của những kỹ sư ngành Kỹ thuật phần mềm. Đây được xem là ngành học “thời thượng” trong lĩnh vực Thông tin và Truyền thông. 

     

     

    Ngành Kỹ thuật phần mềm là gì? 

     

    Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) là ngành học cung cấp các kiến thức, kỹ năng để xây dựng, hoàn thiện và quản lý tốt quy trình lên ý tưởng, thiết kế, lập trình, kiểm thử phần mềm, khắc phục lỗi, bảo trì và nâng cấp phần mềm. Nói một cách dễ hiểu, Kỹ thuật phần mềm là lập trình ra những sản phẩm được gọi là “phần mềm”, “chương trình”, “ứng dụng” nhằm phục vụ nhu cầu của con người trong công việc và cuộc sống.

     

    Ngành Kỹ thuật phần mềm đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm đạt chất lượng cao. Ngành học này sẽ đi sâu vào việc phát triển, vận hành phần mềm và là một ngành có tính ứng dụng cao. 

     

    Đào tạo 3 năm - học phí thấp

     

    Là trường có thế mạnh về khối ngành Công nghệ thông tin nói chung, Đại học Gia Định (GDU) đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm với chương trình học 3 năm (8 học kỳ) và mức học phí thấp: 14 triệu/học kỳ. 

     

    Sinh viên theo học ngành Kỹ thuật phần mềm tại GDU sẽ được trang bị các kiến thức chuyên sâu về phát triển phần mềm, bao gồm: lập trình trực quan, thiết kế và xây dựng phần mềm, lập trình hàm, thiết kế giao diện. Sinh viên cũng được trang bị các kiến thức cần thiết để thực hiện trong một dự án phần mềm như: thu thập yêu cầu, thiết kế, lập trình, kiểm thử, vận hành và bảo trì phần mềm. 

     

    Sản phẩm thu nhận được sau quá trình làm việc được gọi là “phần mềm”, "chương trình” hoặc “ứng dụng”. Các phần mềm thông dụng hiện nay như: trình duyệt web Chrome, các chương trình chỉnh sửa thiết kế như Photoshop, After Effect, Lightroom thậm chí cả Facebook, Zing MP3,…đều là một dạng ứng dụng. Có thể thấy, sản phẩm của ngành Kỹ thuật phần mềm là những ứng dụng phục vụ cho nhu cầu của con người. Vì vậy, không chỉ đơn thuần là lập trình, “viết code”, để theo đuổi ngành học này, sinh viên cần có sự sáng tạo, óc thẩm mỹ để tạo ra được những phần mềm chất lượng, giao diện bắt mắt và thân thiện với người dùng. 

     

    Khung chương trình với các môn học cụ thể của ngành Kỹ thuật phần mềm thí sinh có thể xem chi tiết tại: Khung chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật phần mềm (cimyr.com) 

     

    Cơ hội việc làm rộng mở 

     

    Sinh viên Kỹ thuật phần mềm sau khi tốt nghiệp có nhiều lựa chọn cơ hội việc làm như: Giám đốc kỹ thuật, lập trình viên phát triển ứng dụng, kỹ sư cầu nối, kỹ sư đảm bảo chất lượng phần mềm, kỹ sư quy trình sản xuất phần mềm, chuyên viên phát triển ứng dụng AI tại các công ty phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm, game; bộ phận vận hành và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, ngân hàng. 

     

    Hoặc nếu yêu thích nghiên cứu thì các viện nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ thông tin với vai trò là cán bộ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin hay trở thành giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng đào tạo khối ngành công nghệ thông tin là những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành Kỹ thuật phần mềm. 

     

    Ngoài ra, với vốn kiến thức công nghệ tích lũy được, các bạn có thể khởi nghiệp bằng việc thiết kế, phát hành các sản phẩm game, ứng dụng. 

     

    Cơ hội trở thành sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm tại GDU: 

     

    1. Xét tuyển trực tuyến tại: //xettuyen.cimyr.com/dang-ky-ho-so-xet-tuyen-theo-dot.html


    2. Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến địa chỉ Trường: Trung tâm Tuyển sinh - Truyền thông, 371 Nguyễn Kiệm, P.3, Q.Gò Vấp, TP.HCM.

     

    Mỹ Ngọc 

    Bài viết khác

    Các trường Đại học liên kết

    Đối tác GDU

    Kết nối với GDU

    icon đăng ký Đăng ký Xét tuyển trực tuyến ...